Kiến thức - Kinh nghiệm

Những điều cơ bản về bán hàng (Sales)

Có thể việc bán được hàng là mục đích cuối cùng, nhưng khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn chỉ là một bước trong cả quá trình dài.

Việc bán hàng thành công là do nhiều yếu tố:

  • Phát triển các mối quan hệ với mọi người
  • Phát hiện ra các nhu cầu của họ
  • Làm cho sản phẩm và dịch vụ của bạn ăn khớp với nhu cầu của họ
  • Truyền thông về ích lợi của việc mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.

 
   Trước khi bán hàng, một kế hoạch bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn thiết lập mục tiêu bán hàng và cách thức sắp xếp hoạt động để đạt được các mục tiêu này.
 
   Để đạt được mục tiêu bán hàng có lẽ bạn cần đạt được một vài kỹ năng bán hàng. Học tập các kỹ năng như giao tiếp hiệu quả và hiểu biết về sản phẩm có thể cho bạn sự tự tin trong khả năng bán hàng và đây sẽ là yếu tố khiến khách hàng của bạn thích mua sản phẩm và dịch vụ của bạn hơn.
 
   Trước khi bán bất kì một sản phẩm nào, bạn cũng phải nhận thức được trách nhiệm pháp lý. Hậu quả của việc buôn bán bất hợp pháp có thể buộc bạn phải đóng cửa các hoạt động kinh doanh.
 
   Các chỉ dẫn này sẽ giúp bạn hiểu những điều cơ bản để bán hàng thành công. 

Lên kế hoạch bán hàng

   Trước khi bán hàng, đầu tiên bạn cần hiểu trách nhiệm pháp lý của mình. Một khi bạn đã hiểu luật bình đẳng thương mại và bảo vệ người tiêu dùng thì sau đó bạn có thể lập một kế hoạch bán hàng nhằm cụ thể hóa việc làm thế nào để bán được sản phẩm và dịch vụ.

Luật bán hàng

   Người bán hàng thành công là người lên được kế hoạch bán hàng một cách hợp pháp. Nếu bạn không tuân thủ các trách nhiệm pháp lý trong việc bán hàng của bạn, công việc kinh doanh của bạn có thể bị phạt hoặc buộc phải đóng cửa.
 
   Các luật bình đẳng thương mại và bảo vệ người tiêu dùng trong thực tế có một số yếu tố như:

  • Định giá
  • Quảng cáo
  • Biên lai
  • An toàn sản phẩm
  • Sự bảo đảm
  • Hợp đồng
  • Đặt cọc

Các cách thức để bán hàng

   Khi bạn đang lên kế hoạch làm thế nào để bán được hàng hóa và dịch vụ, bạn cần cân nhắc việc sử dụng ít nhất một trong các cách bán hàng sau đây:
 

  • Bán ở một địa điểm cố định
  • Bán hàng trực tuyến
  • Bán hàng trực tiếp
  • Bán hàng qua điện thoại
  • Bán thông qua đại lý

Kế hoạch bán hàng

   Kế hoạch bán hàng sẽ giúp bạn lên kế hoạch xem có bao nhiêu sản phẩm và dịch vụ bạn cần bán và làm thế nào để bạn có thể đạt được việc bán hàng đó.
 
   Trong khi đó, kế hoạch marketing chú trong vào điều kiện thị trường, vị trí của bạn trong thị trường và làm cách nào để bạn tiếp cận và thuyết phục một khác hàng và một kế hoạch bán hàng tập trung vào các nhóm khách hàng.
 
   Kế hoạch bán hàng của bạn sẽ bao gồm mong muốn của khách hàng và xu hướng mua hàng. Nó sẽ tập trung vào quá trình bán hàng và thiết lập mục tiêu cho đội ngũ bán hàng của bạn để hướng đến.
 
   Bạn nên bắt đầu kế hoạch bán hàng của bạn cùng với những mục tiêu bán hàng – các mục đích cụ thể mà bạn muốn đạt được; ví dụ như mở ra một số các cửa hàng mới hoặc mở rộng thêm những địa điểm và thị trường mới.
 
   Tiếp theo, cần chi tiết hóa các bước kế hoạch để đạt được mỗi mục đích đó. Các ví dụ cho các bước đó như:
 

  • Thuê một người bán hàng có kinh nghiệm của thị trường mục tiêu hay là khu vực địa lý đặc biệt mà bạn muốn họ tập trung vào.
  • Tính xem nhóm bán hàng của bạn cần có bao nhiêu cuộc gặp trong một khu vực mục tiêu trong những thời điểm nhất định. Ví dụ , cần tính toán số cuộc điện thoại sẽ gọi, số emails sẽ gửi hoặc số lượng các cuộc gặp trực tiếp với những khách hàng cần phải gặp.

   Kế hoạch bán hàng của bạn nên kết thúc bằng việc giải thích cách bạn đo đạc thành công từ những nỗ lực của mình - không chỉ thể hiện bằng doanh số bán hàng tăng lên mà còn có thể được biểu hiện bằng số lượng các cuộc gọi và gặp gỡ trực tiếp với khách hàng.

Các kỹ năng để bán hàng thành công

   Mọi người đều có thể học các kỹ năng cần thiết để bán hàng. Bạn và các nhân viên của bạn nên được trang bị các kỹ năng bán hàng cơ bản, bao gồm quan hệ khách hàng và giới thiệu sản phẩm.

Các kỹ năng về quan hệ khách hàng

Kỹ năng quan trọng nhất cho bán hàng là khả năng lắng nghe. Ngày nay, các nhân viên bán hàng giỏi nói ít hơn và lắng nghe nhiều lên. Lắng nghe là một kỹ năng mà mọi người đều có thể làm chủ.
 
   Các kỹ năng khác có thể được sử dụng để xây dựng các mối quan hệ khách hàng là:

  • Đặt câu hỏi
  • Khả năng thuyết phục
  • Sự tự tin
  • Thúc đẩy khách hàng
  • Khả năng thể hiện bản thân.

Kỹ năng giới thiệu sản phẩm

   Kỹ năng thể hiện các tính năng của sản phẩm bằng những lợi ích cụ thể cho khách hàng là yếu tố quan trọng cho một người bán hàng giỏi. Hiểu biết về sản phẩm là chìa khóa để truyền đạt lợi ích tới khách hàng và điều này sẽ giúp bạn trong từng bước bán hàng.
 
   Các đặc điểm là các đặc tính vật lý, hữu hình có thể đo đạc được của một sản phẩm. Lợi ích là các thuận lợi mà một tính năng của sản phẩm đem tới cho một khách hàng cụ thể.
 
   Kỹ năng lên kế hoạch và phân tích cũng giúp bạn giới thiệu sản phẩm của bạn tới khách hàng. Bạn phải quyết định cái mà sản phẩm sẽ đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng và lên kế hoạch làm thế nào bạn sẽ sử dụng các lợi ích của sản phẩm để thuyết phục khách hàng mua hàng.

Sử dụng dịch vụ khách hàng để bán hàng

   Các doanh nghiệp mà ưu tiên phát triển dịch vụ khách hàng sẽ có cơ hội lớn hơn để nắm bắt và giữ chân các khách hàng trung thành. Bằng cách này, doanh nghiệp của bạn có thể đạt lợi nhuận cao hơn và đạt được thị phần lớn hơn.
 
   Việc thiết lập một chương trình dịch vụ khách hàng thành công trong doanh nghiệp của bạn yêu cầu sự cam kết từ bạn và các nhân viên của bạn. Bạn cần lập kế hoạch, phát triển, thực hiện và duy trì chương trình dịch vụ khách hàng của bạn. Nó cũng liên quan đến đào tạo và thông tin phản hồi.
 
   Để phát triển dịch vụ khách hàng tốt, bạn cần nghiên cứu các nhu cầu khách hàng của bạn. Hãy dành thời gian để hiểu những cái mà mỗi khách hàng mong đợi. Theo dõi  cả hai thông tin phản hồi tích cực và tiêu cực mà bạn nhận được. Hãy nhớ rằng, bất cứ thông tin khách hàng bạn thu thập phải tôn trọng triệt để nguyên tắc riêng tư.
 
   Như một phần của chương trình dịch vụ khách hàng của bạn, bạn cũng phải thực hiện một quá trình xử lý khiếu nại. Các phàn nàn của khách hàng có thế ảnh hưởng lớn đối với công việc kinh doanh của bạn.